Giải pháp này sẽ mang lại giá trị tiết kiệm về mặt thời gian rất nhiều so với việc đo và thiết lập bằng phương pháp thủ công hoàn toàn.
Cơ bản về Analog Signature Analysis (ASA) – Phân tích đường đặc tính tương tự
Thiết bị Huntron Tracker tạo ra một tín hiệu sóng sine chính xác được giới hạn dòng điện AC tới một linh kiện và hiển thị luồng điện kết quả, giảm điện áp và bất kỳ sự xoay pha nào trên màn hình thiết bị. Dòng điện gây ra một chùm tia dọc trên màn hình, trong khi điện áp trên linh kiện gây ra một chùm tia ngang. Chùm tia hiển thị kết quả trên màn hình được gọi là đường đặc tuyến tương tự.
Hiểu về mạch cốt lõi ASA là chìa khóa để hiểu cách đường đặc tuyến tương tự phản ứng với các loại linh kiện khác nhau. ASA đôi khi được gọi là “Phép đo đặc tuyến V/I” và vì dòng được tạo ra là một chức năng của trở kháng của mạch, chữ ký tương tự hiển thị có thể được coi là một biểu diễn hình ảnh của Định luật Ohm.
V = IR trong đó V = điện áp, I = dòng điện và R = trở kháng
Hình sau cho thấy một sơ đồ đơn giản của mạch lõi ASA. Bộ tạo sóng sine là nguồn tín hiệu kiểm tra và được kết nối với bộ chia điện trở được tạo thành từ Rs và RL. Trở kháng tải, RL, là trở kháng của linh kiện được kiểm tra. RL nối tiếp với trở kháng nội hoặc trở kháng nguồn của Tracker, Rs. Bởi vì Rs là hằng số, cả điện áp trên linh kiện được kiểm tra và dòng đi qua nó đều là một chức năng của RL.
Với mỗi tín hiệu kiểm tra hoặc dải đo, có 3 tham số gồm: điện áp nguồn Vs, Trở kháng Rs, và tần số nguồn Fs. Khi sử dụng ASA để chẩn đoán, đối được đo sẽ lựa chọn dải hiển thị sao cho thông tin của đường đặc tuyến tương tự là rõ ràng nhất. Huntron Tracker có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng cách thay đổi tham số phạm vi thích hợp. Điện áp nguồn Vs của tín hiệu thử nghiệm có thể được sử dụng để tăng cường hoặc bỏ qua các đặc tính chuyển mạch và hiệu ứng Avalanche của chất bán dẫn. Fs hay tần số của tín hiệu kiểm tra nguồn có thể được sử dụng để tăng cường hoặc bỏ qua hệ số kháng (điện dung hoặc điện cảm) của linh kiện đơn hoặc nút mạch. Rs hay điện trở nguồn được sử dụng để phù hợp với tải trở kháng được kiểm tra và cung cấp đường đặc tuyến tốt nhất có thể.
Bốn loại đường đặc tính tương tự cơ bản của linh kiện
Tất cả các đường đặc tuyến tương tự đều thuộc tổ hợp của một hoặc nhiều hơn của bốn đường đặc tuyến cơ bản của linh kiện là: Trở kháng, điện dung, điện cảm, bán dẫn. Tham khảo hình bên dưới. Mỗi một trong các linh kiện cơ bản phản hồi khác nhau với tín hiệu kiển tra của thiết bị. Việc nhận ra các dạng tín hiệu cơ bản độc nhất này trên màn hình thiết bị là chìa khóa quan trọng để sử dụng chẩn đoán ASA. Khi các linh kiện được kết nối với nhau hình thành một mạch điện, đường đặc tuyến của mỗi nốt mạch là tổng hợp của các đường đặc tuyến cơ bản của linh kiện trong mạch đó.
Ví dụ, một mạch với cả trở kháng và điện dung sẽ có đường đặc tuyến kết hợp các đường đặc tuyến tương tự của điện trở và tụ điện. Đường đặc tuyến của điện trở luôn là hiển thị là một đường thẳng ở một góc từ 0 tới 90 độ. Đường đặc tuyến của tụ điện thì luôn là dạng của hình tròn hoặc elip. Trong khi của cuộn cảm thì cũng là dạng tròn hoặc elip nhưng lại cũng đồng thời có cả nội trở. Đường đặc tuyến của bán dẫn thì luôn được tạo bởi hai hay nhiều đường mảng tuyến tính thường có dạng một góc gần vuông. Đường đặc tuyến của linh kiện bán dẫn có thể chỉ ra khả năng dẫn của cả thiên áp thuận và nghịch. Điều này sẽ tạo ra một giản đồ bán dẫn Zener thể hiện tất cả điểm nhánh.
Cách mà đường đặc tuyến tương tự được lấy
Đường đặc tuyến được hiển thị trong tài liệu này là các đường đã sử dụng thiết bị ASA được sản xuất bởi Huntron Inc. Cho phần lớn đường đặc tuyến được chỉ ra trong tài liệu này được sử dụng bằng hai que đo. Các que đo được giữ trực tiếp lên trên linh kiện hoặc giữa các chân của linh kiện và điểm tham chiếu chung như là điểm đất hoặc Vcc trên bo mạch.
Hình trên là ứng dụng đo điển hình linh kiện bằng que đo với linh kiện như là điện trở. Một que đỏ được kết nối với kênh A và que còn lại (que đen) được nối với chân Common.
Kênh A và Kênh B được kết nối là tín hiệu kiểm tra hoặc đầu nối tín hiệu. Tín hiệu kiểm tra thực tế được áp dụng thông qua các kết nối đó.
Đầu Common là đầu tham chiếu tín hiệu hoặc “tín hiệu phản hồi”. Điều này đôi khi được biết tới là tham chiếu với “đất” thông qua cổng Common có thể được gắn với bất cứ điểm nào trên bo mạch.
So sánh đối tượng hoạt động tốt và đối tượng đang nghi ngờ
Trong phần lớn trường hợp, việc phân tích đường đặc tuyến tương tự được sử dụng cho việc tìm lỗi so sánh. Điều này nghĩa là đường đặc tuyến của bo mạch in (PCA) ở trạng thái tốt được sử dụng để so sánh với PCA đang nghi ngờ. Đường đặc tuyến khác nhau có thể chỉ ra vấn đề tiềm ẩn. Thông thường, kênh A được sử dụng cho PCA tố và kênh B được sử dụng cho PCA nghi ngờ.
Có hai kênh của Huntron Tracker, kênh A và kênh B, các kênh này được lựa chọn bằng việc nhấn nút tương ứng trên mặt máy hoặc lựa chọn kênh thích hợp trên phần mềm Huntron Workstation software.
Khi sử dụng một kênh đơn, que đo đỏ nên được cắm vào đầu ra kiểm tra kênh tương ứng và que đo đen hoặc dây đo nối chân chung (common) nên được cắm vào đầu kiểm tra Common. Khi kiểm tra, que đo đổ nên được kết nối tới đầu ra dương của một thiết bị (ví dụ như a nốt, +V,…) và que đo đen nên được kết nối tới cực âm của thiết bị hoặc một điểm tham chiếu chung (ví dụ như ca tốt, đất). Theo như quy trinh trên để đảm bảo rằng đường đặc tuyến tín hiệu xuất hiện trên góc phần tư của màn hình.
Các đường đặc tuyến so sánh điển hình được hiển thị ở trên hình dưới đây. Màu xanh là đường đặc tuyến của linh kiện tốt và đỏ là đường đặc tuyến của linh kiện nghi ngờ.
Các hình trên thể hiện đường đặc tuyến tốt so với đường đặc tuyến xấu (xanh là tốt, đỏ là hỏng). Các đường đặc tuyến trên hình bên trái thể hiện rằng linh kiện Transistor đã bị hư hại (rò rỉ) so với linh kiện đang hoạt động bình thường. Đường đặc tuyến trên hình bên phải là thể hiện cuộn cảm bị chập dây cuốn.
Các hình trên thể hiện đường đặc tuyến tốt so với trạng thái xấu (xanh là tốt, đỏ là xấu). Các đường đặc tuyến trên hình bên trái thể hiện tín hiệu trên đầu ra của chân IC 74S04 và chân đầu ra bị hỏng. Hình bên phải thì thể hiện một tụ điện tốt so với tụ điện bị rò bên trong.
Các tham số được kiểm soát
Bảng dưới đây thể hiện các tham số có thể được đặt lựa chọn trên mặt máy hoặc trên phần mềm.
Tự động hóa- tăng hiệu suất
Ngoài thiết bị đo thủ công, Huntron còn cung cấp Hệ thống Access Prober giúp tự động hóa kiểm tra, cực kỳ thích hợp với kiểm tra mạch số lượng lớn, hoặc lưu trữ dữ liệu sẵn cho các bo mạch hiếm.
Thiết bị Huntron Access Prober có thể đo mạch tự động kích thước lên tới 56 x 58 cm với độ chính xác tới 10 microns.
Đầu tiên chúng ta sẽ cần định nghĩa các vị trí kiểm tra, các linh kiện kiểm tra cho que đo. Sau khi đã có được dữ liệu vị trí, máy sẽ tiến hành đo lần đầu và thu thập dữ liệu đường đặc tuyến của các vị trí đo. Khi đã có được các tham số này chúng ta có thể dễ dàng lắp bo mạch hoặc đối tượng kiểm tra mới vào để đánh giá.
Điều này mang lại giá trị tiết kiệm về mặt thời gian rất nhiều so với những việc đo và thiết lập bằng phương pháp thủ công hoàn toàn.
Công ty chúng tôi luôn luôn mong muốn được trở thành đối tác tin cậy và là nhà cung cấp thiết bị, giải pháp hàng đầu cho sự thành thành công của Quý Khách hàng. Mọi thông tin chi tiết Quý Khách vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Công nghệ MITAS Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà C’Land, Số 81 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Web: https://mitas.vn | ĐT: (+84) 243 8585 111 | Email: sales@mitas.vn
Sự ủng hộ tin yêu của Quý Khách hàng là động lực và tài sản vô giá đối với tập thể công ty chúng tôi. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn./.