Giải pháp xây dựng mô hình bán tự nhiên nhà máy thông minh 4.0 trong môi trường đào tạo được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo và công tác nghiên cứu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và phù hợp với xu thế số hóa của thế giới.
1. Tổng quan về giải pháp
Thời đại số mở ra những cơ hội lớn thúc đẩy sự phát triển của các nhà máy thông minh do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trên toàn cầu. Giải pháp xây dựng mô hình bán tự nhiên nhà máy thông minh 4.0 nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo học viên và công tác nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên sử dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế số hóa của thế giới.
Nhờ đó, mô hình sẽ đảm bảo thực hiện tốt nhất các chức năng phục vụ hoạt động nghiên cứu, phát triển đề tài khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội.
2. Giới thiệu về hãng SIEMENS
SIEMENS là tập đoàn sản xuất công nghiệp dẫn đầu thế giới trong hơn 170 năm tồn tại và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của lĩnh vực sản xuất và công nghệ trên toàn cầu. Hiện nay, tập đoàn này chú trọng tập trung vào hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ – kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là phát triển công nghệ tiên tiến trong tự động hóa – số hóa sản xuất nhằm mở rộng mô hình nhà máy thông minh và mang giải pháp Công nghiệp Số đến mọi doanh nghiệp trên thế giới.
3. Giới thiệu về giải pháp mô hình bán tự nhiên nhà máy thông minh 4.0
Nhà máy thông minh 4.0 là một hệ thống sản xuất thông minh có thể kết nối và xử lý dữ liệu liên tục được thu thập từ các máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất, cho đến các quy trình vận hành và hoạt động kinh doanh, với khả năng hỗ trợ nhân sự đưa ra quyết định nhanh chóng hoặc tự động thực hiện công việc.
Nhà máy thông minh cho phép các hoạt động sản xuất – kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả và linh hoạt hơn, giảm thiểu các sai sót và hạn chế, tối ưu chi phí vận hành và nguyên vật liệu, giúp cải thiện hoạt động hiệu suất của các máy móc thiết bị cũng như của nguồn lực lao động. Bên cạnh đó, quá trình lập kế hoạch dựa trên số liệu và dự báo cũng trở nên phù hợp và chính xác với thực tế hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó gia tăng tính nhanh nhạy trong việc phản ứng trước các biến động.
Do đó, doanh nghiệp số thực sự chính là sự kết hợp giữa thế giới thực và thế giới kỹ thuật số để cải tiến liên tục sản phẩm và sản xuất dựa trên phân tích dữ liệu. Thông qua phương pháp tiếp cận bản sao số (digital twins) toàn diện và dữ liệu thu được, mô hình doanh nghiệp số có thể liên tục tối ưu hóa thiết kế, lập kế hoạch, kỹ thuật và vận hành trong một ngành công nghiệp.
Dựa trên phương pháp tiếp cận đó, mô hình bán tự nhiên nhà máy thông minh 4.0 xây dựng trong hoạt động đào tạo sẽ giúp học viên, giảng viên và nghiên cứu viên có khả năng thiết kế, mô phỏng, phân tích, quản trị và lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cùng hệ thống điều hành sản xuất, tự động hóa tích hợp toàn diện và tối ưu hóa sản phẩm, dây chuyền sản xuất với thông tin từ dữ liệu thu được thông qua quản lý phần mềm và vận hành thử nghiệm ảo.
4. Công nghệ
Việc xây dựng mô hình bán tự nhiên nhà máy thông minh 4.0 bao gồm trang bị các máy móc, thiết bị phần cứng tích hợp với phần mềm ứng dụng trên hệ thống để có thể vận hành mô phỏng tương ứng với các giai đoạn trong chuỗi sản xuất của nhà máy thông minh.
Giải pháp xây dựng mô hình bán tự nhiên mô phỏng nhà máy thông minh toàn diện thu nhỏ theo tiêu chuẩn quốc tế ISA-95 với kiến trúc hệ thống bao gồm các tầng quản trị khác nhau theo quy trình vận hành và quản lý sản xuất thực tế: Tầng thiết bị, Tầng giám sát và điểu khiển, Tầng quản trị điều hành sản xuất, Tầng lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp.
– Tầng 1 – Tầng thiết bị: trang bị phần cứng gồm máy gia công cơ khí như máy phay, tiện CNC, robot công nghiệp, hệ thống cảm biến và các thiết bị thông minh kết nối với phần mềm quản lý dữ liệu, quản lý quy trình chất lượng và kế hoạch.
– Tầng 2 – Tầng giám sát và điều khiển: bộ thiết bị lập trình và phần mềm có thể điều khiển hệ thống tự động hóa cũng như theo dõi, thu thập dữ liệu và giám sát hoạt động sản xuất, chất lượng và tình trạng máy móc thiết bị, năng lượng, bảo trì bảo dưỡng…
– Tầng 3 – Tầng quản trị và điều hành sản xuất (MES): lập kế hoạch và theo dõi tiến độ và chất lượng sản xuất trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập tự động về vật tư, máy móc, nhân sự.
– Tầng 4 – Tầng lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP): quản lý và kết nối toàn bộ hệ thống dữ liệu của các tầng, mang đến cái nhìn tổng thể bao gồm kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) cũng như kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ và chất lượng, tính giá thành sản phẩm và quản lý nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả.
5. Ứng dụng và các dự án đã triển khai bởi đối tác của chúng tôi
Ứng dụng tự động hóa và nhà máy thông minh trong các dự án như:
– Cài đặt triển khai Điện, PLC và Robot cho xưởng của nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam:
– Triển khai tự động hóa cho xưởng sản xuất tại Việt Nam:
Mô hình bán tự nhiên nhà máy thông minh 4.0 đã được hãng triển khai trong môi trường đào tạo:
– Trung tâm kỹ thuật nhà máy số thông minh – Đại học Bách khoa Hà Nội:
– Trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm, khuôn mẫu và gia công, số hóa nhà máy sản xuất, tự động hóa và truyền động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội:
– Trung tâm kỹ thuật nhà máy thông minh tại Đại học Singapore Polytechnic:
Công ty chúng tôi luôn luôn mong muốn được trở thành đối tác tin cậy và là nhà cung cấp thiết bị, giải pháp hàng đầu cho sự thành thành công của Quý Khách hàng. Mọi thông tin chi tiết Quý Khách vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Công nghệ MITAS Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà C’Land, Số 81 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Web: https://mitas.vn | ĐT: (+84) 243 8585 111 | Email: sales@mitas.vn
Sự ủng hộ tin yêu của Quý Khách hàng là động lực và tài sản vô giá đối với tập thể công ty chúng tôi. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn./.